Vài kiến thức nhỏ cho việc trồng và chăm sóc cây phật thủ

admin Last updated on: May 17, 2023

Phật thủ là một trong những loài quả được các mẹ, các chị yêu thích dùng trong trang trí bàn thờ ngày tết và trang trí nhà cửa. Giá của một quả phật thủ khá cao, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng. Nhờ vậy, ngày càng có nhiều gia đình đầu tư trồng loại cây này.

Cây phật thủ là giống cây ăn quả, thuộc họ Cam chanh, thân gỗ, thân cao khoảng 2 đến 2,5m. Kỹ thuật trồng cây phật thủ bao gồm cành triết và cành ghép. Mỗi một kỹ thuật đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn của người trồng vườn.

Cây chiết có ưu điểm quả đẹp, các ngón tay xèo đều, tuy nhiên sức sống kém hơn so với cây ghép. Các cây chiết được trồng theo hàng với những khoảng cách nhất định. Mỗi hàng cách nhau 50cm, mỗi cây cách nhau 40cm. Chỉ sau khi cây lên đợt lộc đầu tiên, người trồng vườn mới bắt đầu bón phân nhẹ. Một điểm cần lưu ý là khi bón phân cần bón xa gốc cây. Cách bón như này là cách bón cho rễ cây ăn với, kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp cây phát triển tốt hơn, khỏe hơn. Kỹ thuật trồng cành triết có một ưu điểm nữa là có thể trồng trong chậu, thích hợp với những gia đình có nhu cầu trồng cây để làm cây trang trí trong nhà nhưng không có đất trồng, đặc biệt là ở thành phố.

Cành ghép có sức sống cao hơn so với cành chiết, tuy nhiên lại đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn và phức tạp hơn so với cành chiết nếu muốn có được quả đẹp, đều như trồng cành chiết. Đối với cách trồng này, người trồng nên trồng cây ở chỗ cao, ráo, không bị ngập úng, cây cách cây 5m. Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng cây phật thủ theo phương pháp cành ghép mỗi năn nên bón phần hai lần chính với loại phân NPK Lâm Thao, mỗi tháng một lần chính phân đạm Bình Điền. Sau khi cây trồng được 1 năm thì bắt đầu xử lý cho cây ra hoa kết trái. Để kích thích cây ra hoa có thể dùng thuốc kích phát tố ra hoa Thiên Nông (hoặc các loại có chức năng tương tự ở hiệu thuốc). Năm đầu cây cho ra quả không đẹp, đều, nhưng bắt đầu từ năm hai trở đi, cây cho quả to với những ngón tay xòe đều, đẹp. Đầu tháng tư âm lịch, chỉ cần phun thuốc kích thích ra hoa từ một đến hai lần sẽ được thu hoạch trái vào dịp tết

Giống như các loại cây trồng khác, người trồng cũng cần lưu ý, quan tâm tới vấn đề sâu bọ, các bênh dễ gặp ở cây phật thủ để biết để phòng chống, tránh làm hư hại cây. Sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rầy mềm và nhện đỏ là các loại côn trùng dễ gặp phải ở cây phật thủ. Sâu vẽ bùa thường gây hại vào lúc cây ra lá non, có thể dùng một số loại thuốc như Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lanate. Rầy chống cánh là đối tượng trung gian lây truyền bện vàng lá. Đối với nhện đỏ ở cả gia đoạn ấu trùng và trưởng thành đều có tác động xấu tới cây , cần phải được loại bỏ. Bệnh thối gốc gây hại ở thân rễ và bệnh vàng lá gân xanh với triệu chứng cây lùn nhỏ, tán là không đều, lá nhỏ, biến vàng lốn đốm hoặc vàng lá gân xanh là là hai bệnh thường thấy và có tác hại lớn tới sự phát triển, ra hỏa kết quả của cây phật thủ.

Sau một thời gian, khi thấy quả phật thủ chin vàng đều, có thể tiến hành thu hoạch. Một lưu ý nhỏ là không nên thu hoạch phật thủ sau cơn mưa hoặc trời nhiều sương do tồn trữ nước khiến phật thủ bị thối, hòng.

Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

Kỹ thuật trồng cây phật thủ

Giống cây phật thủ

Related posts

Quả phật thủ – Nguồn cung cấp Vitamin C

Quả phật thủ – Nguồn cung cấp Vitamin C

Quả phật thủ Mô tả Quả phật thủ (trái phật thủ) là một trong những loại quả lâu đời...

Tìm hiểu thông tin về Găng tay vàng là giải thưởng gì?

Tìm hiểu thông tin về Găng tay vàng là giải thưởng gì?

Găng tay vàng gần giống như giải thưởng Quả bóng vàng, hay Chiếc giày vàng. Đây là giải thưởng...

Hoa sen trong cuộc sống của người Việt ( Phần 2)

Hoa sen trong cuộc sống của người Việt ( Phần 2)

Không chỉ có công dụng to lớn trong ẩm thực, sen có đóng góp trong nhiều công trình nổi...

Kinh nghiệm trồng cây phật thủ

Kinh nghiệm trồng cây phật thủ

Từ nhiều năm nay, phật thủ đã trở thành một trong những loại quả không thể thiếu trong nhiều...

Nguồn gốc và ý nghĩa của cây phật thủ

Nguồn gốc và ý nghĩa của cây phật thủ

Một vài năm gần đây, cây phật thủ đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều người dân Việt....

Những loại cây cảnh không nên bày trong nhà.

Những loại cây cảnh không nên bày trong nhà.

Trồng và trang trí cây cảnh trong nhà đang là một xu hướng tất yếu của nhiều gia đình,...